Nhằm giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin hơn về quy trình sản xuất thùng carton và đưa ra được các lựa chọn, quyết định phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình, Bao bì Hoàng Việt xin chia sẻ với quý khách hàng về quy trình sản xuất thùng carton 7 bước hiện chúng tôi đang tiến hành.
Thùng carton sóng ngày càng định vị được vai trò của chúng trong nhiều ứng dụng cuộc sống hiện đại nhờ khả năng bảo vệ tối ưu và sự thân thiện với môi trường.
Ngoài ra, thùng carton còn được xem là phương án quảng bá sản phẩm tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời sự phát triển không ngừng từ công nghệ in mà các bao bì thùng carton sẽ trở nên rất bắt mắt và được ưa chuộng nhiều như hiện nay.
Để có thể đạt được thành phẩm thùng carton đạt tiêu chuẩn, chúng ta phải làm tốt trong từng quy trình tạo ra thùng carton.
Sau đây Bao bì Hoàng Việt sẽ minh bạch 7 bước trong quy trình tạo ra những chiếc thùng carton chất lượng nhất, nhận được sự tín nhiệm của nhiều doanh nghiệp đồng hành mà chúng tôi đang thực hiện.
Mục lục
Thùng carton và quy trình sản xuất 7 bước hiện đại
Bước 1: Chọn nguyên liệu giấy tấm cho thùng carton

Kết cấu giấy cho thùng carton gồm giấy mặt, giấy sóng hay còn được gọi là giấy xeo (carton 5 hoặc 7 lớp)
Các tiêu chí cần quan tâm khi lựa chọn kết cấu giấy:
- Định lượng giấy.
- Chất liệu và màu sắc giấy.
- Mục đích sử dụng: hàng nội địa hay hàng xuất khẩu.
Giấy mặt sẽ có định lượng cao so với giấy sóng vì đây là nơi chịu tác động đầu tiên. Định lượng thường được sử dụng cho giấy mặt là 150-200gsm và giấy sóng là 110-175gsm.
Các yêu cầu về tiêu chuẩn giấy mặt như độ bục, khả năng chống nước, chống cháy đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Bên cạnh đó, giấy phải có màu sắc và chất lượng tốt để việc in ấn các thiết kế trên thùng carton được sắc nét, bắt mắt nhất.
Nguồn gốc xuất xứ giấy cũng là điều doanh nghiệp nên quan tâm. Hiện nay Hoàng Việt chúng tôi đang sử dụng đa dạng nguồn giấy, luôn đáp ứng được mọi nhu cầu của quý khách hàng trong và ngoài nước.
Đối với các mẫu thùng carton đòi hỏi chất lượng cao, Hoàng Việt sẽ sử dụng các loại giấy nhập khẩu tốt nhất để làm giấy mặt. Lớp sóng thì sẽ dùng chất giấy trong nước để tiết kiệm chi phí nhất cho khách hàng. Hiện tại công ty chúng tôi đã có thể tự sản xuất được giấy sóng, nên chắc chắn sẽ đảm bảo được chuyện tối ưu chi phí hơn các đơn vị làm thùng carton khác.
Bước 2: Định hình quy cách thùng carton
Sau khi chọn xong nguyên liệu giấy, ta cần xác định thêm:
2.1. Loại thùng carton
- Loại thùng carton mấy lớp? Được ưa chuộng nhất hiện nay là thùng carton 3, 5, 7 lớp.
- Loại sóng giấy: sóng giấy sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng chịu lực của thùng carton.
- Hình dạng thùng carton: Thùng carton đối khẩu thường (A1), thùng âm dương, thùng nắp gài,…


2.2. Kích thước thùng
Quy cách của sản phẩm phụ thuộc vào kích thước, số lượng, trọng lượng và tiêu chuẩn đóng gói hàng hoá. Một số ngành nghề yêu cầu thùng carton khổ lớn như điện máy, nội thất, linh kiện máy móc,…
Xác định kích thước của thùng sẽ sản xuất
Nếu bạn vẫn chưa thiết kế được kích thước phù hợp thì bao bì Hoàng Việt sẽ tư vấn để giúp bạn tối ưu nhất chi phí và tính thẩm mỹ của bao bì.
2.3. Cách thức hoàn thiện thùng carton
Tuỳ vào kích thước của thùng carton mà doanh nghiệp, đơn vị sản xuất sẽ lựa chọn thùng 1 mảnh hoặc thùng 2 mảnh. Với loại thùng 2 mảnh sẽ tốn thêm ít chi phí phần nối ghép để đảm bảo thêm độ chắc chắn.

Bước 3: Chạy giấy sóng
Các loại sóng thông dụng hiện nay là sóng A, B, C, E tuỳ thuộc vào yêu cầu định lượng giấy của khách hàng. Chúng có hình dạng uốn lượn như sóng biển nên được gọi là giấy sóng. Giấy sóng giúp tăng khả năng chịu lực của thùng carton.
- Sóng A: Cao 4.9mm giúp chịu được lực phân tán tốt trên toàn bộ bề mặt của thùng carton.
- Sóng B: Cao 2.9 mm chịu được lực xuyên thủng cao nên thường được sử dụng vận chuyển đối với các sản phẩm có yêu cầu đóng gói cao.
- Sóng C: Cao 3.9mm kết hợp ưu điểm của Sóng A và Sóng B. Đây là lớp sóng được sử dụng nhiều nhất khi sản xuất các loại thùng carton, hộp bế, đựng rau quả trái cây.
- Sóng E: Cao 1.8mm có độ dày nhỏ, mỏng nhất trong hầu hết các loại sóng còn lại. Thường được sử dụng cho thùng đựng các vật nhẹ như bao bì tiêu dùng, ứng dụng nhiều trong các loại thùng carton 3 lớp hoặc thùng carton Ship COD.
Tuỳ thuộc vào số lớp của thùng carton theo mục đích sử dụng mà ta lựa chọn loại sóng giấy. Đối với thùng 5 lớp, 7 lớp thì sẽ kết hợp các loại sóng thuận tiện cho việc đảm bảo kết cấu và độ chắc chắn của thùng.

- Đối với tấm carton 3 lớp: Một đầu của giàn máy chạy sẽ tạo ra giấy tấm carton gồm có 2 lớp được kết dính bằng keo. Sau đó sẽ chạy qua giàn máy còn lại để dán lớp giáy mặt sau vào. Sau khi hoàn thành sẽ tạo ra giấy tấm carton 3 lớp.
- Đối với tấm carton 5 lớp: Hệ thống máy sẽ chạy tạo sóng thành giấy có 2 lớp (1 lớp phẳng 1 lớp sóng – như công đoạn đầu của giấy tấm 3 lớp). Sau khi có 2 hệ thống giấy có 2 lớp thì cuối dây truyền được chạy qua máy cán và dán lớp sau cùng lên như công đoạn cuối của giấy tấm 3 lớp. Thành phẩm tạo ra giấy tấm carton 5 lớp.

Bước 4: Xả khổ giấy tấm

Sau khi đã có tấm phôi nguyên liệu đúng định lượng, số lớp, loại sóng, chúng ta tiến hàng cắt giấy. Khi máy chạy thành phẩm giấy tấm 3 lớp, 5 lớp… đến giai đoạn cắt và cán đường gấp theo kích thước khách hàng đặt.
Cần cắt giấy theo đúng kích thước đã xác định. Nhân viên kỹ thuật sẽ hiệu chỉnh thông số máy cắt giấy, máy sẽ chạy ra những tấm giấy carton theo đúng kích thước quy định mà quý khách hàng đặt trước đó.
Bước 5: In ấn theo thiết kế

Sau khi hoàn thành xong các bước trên chúng ta đã có được những tấm carton đúng theo kích thước. Tiếp theo, là đến công đoạn in thiết kế lên thùng nếu bạn muốn quảng bá thương hiệu của mình.
Thùng carton là hình ảnh đầu tiên mà khách hàng nhìn thấy trước khi tiếp cận với sản phẩm. Vì vậy, cần tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp nhất với khách hàng. Bao bì Hoàng Việt khuyên bạn nên in lên thùng carton bằng các công nghệ in như in Offset hoặc Flexo.
Hiện nay với công nghệ in hiện đại, các thông tin về sản phẩm sẽ được in rõ ràng và bắt mắt. Tại Hoàng Việt đang sử dụng máy in Offset 6 màu, giúp bạn có thể thoả sức thiết kế cho bao bì của mình.
Đừng bỏ qua phương thức quảng bá sản phẩm cực kỳ hiệu quả này nhé!
hình ảnh máy in Offset
>>>Xem thêm: Những mẫu in hộp giấy đẹp thông dụng nhất 2023 đừng bỏ lỡ
Bước 6: Đóng ghim, dán keo
Đây là công đoạn cuối cùng để hoàn thiện thùng carton. Theo yêu cầu của khách hàng, chúng tôi sẽ sử dụng ghim hoặc keo để liên kết 2 đầu của thùng lại với nhau. Hệ thống máy phun keo hoặc máy đóng ghim tại Hoàng Việt sẽ được tận dụng để thực hiện công đoạn này.

Bước 7: Kiểm tra, cột, chất pallet, lưu kho hoặc xuất hàng
Sau khi hoàn tất các công đoạn trên, tiến hành kiểm tra để loại bỏ các thùng không đạt tiêu chuẩn. Những thùng này sau đó sẽ được đem đi tái chế.
Sau khi kiểm tra xong, những thùng đạt tiêu chuẩn sẽ được cột thành từng bó với số lượng theo yêu cầu của khách hàng.
Các bó hàng sẽ được chất lên pallet để chuẩn bị xuất hàng hoặc lưu kho.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong quy trình để tạo nên thùng carton.
Bao bì Hoàng Việt cam kết luôn tuân thủ quy trình trên để đem đến cho khách hàng sản phẩm bao bì có chất lượng tốt nhất, đảm bảo cho nhu cầu đóng gói và quảng bá sản phẩm.